Những… Thằng Anh Hai

IMG_0355

Những …

Thằng Anh Hai trong gia đình 

– Em biết không, cái thằng anh hai của chị…

Hai chị em , mỗi người một bán cầu, từ lúc nằm trên chiếc thuyền đánh cá nhỏ như cánh lá mong manh vượt đại dương, những dịp gặp lại nhau như bóng câu, đã vậy còn đếm chưa đầy những ngón tay…

Chị là chị cả trong bầy con của cô, mấy chị em lớn lên cùng một mái nhà, bơi lội trong cùng một giòng sông gia đình yêu thương.

Ngồi lại với nhau, hai mái tóc cùng bạc, tuổi đã qua thập niên tri thiên mệng, chuyện hôm nay vừa nói chưa xong đã quên mất mình muốn nói gì !!. chuyện xưa tự năm nào nhớ như mới vừa sảy ra trước mắt.

Nhìn lại mấy đứa trẻ con, chợt nhớ ra chúng nó đã trường thành, đã lăn vào cuộc sống, đã trở thành rường cột của gia đình tự lúc nào.

Ngồi chớ thức ăn trưa trong một quán mới khai trương, chờ khá lâu rồi, ai cũng đói bụng, chị tôi gọi cô hầu bàn lại hỏi:

– Em, mấy chị vào lâu rồi, gọi từ nẫy, sao chưa mang ra, cái bàn kia vào sau mà người ta đã có thức ăn trước , làm ăn sao không có thứ tự gì hết vậy ?

Biết là nhà hàng mới khai trương, tổ chức chưa hoàn tất, nhưng chị tôi đã cạn nguồn kiên nhẫn. Mấy người bàn bên cạnh mới vào chưa bao lâu đã có thức ăn rồi. Chị quay sang nhìn tôi tuyên bố ” Không mang thức ăn ra, chị cho nó một phút nữa thôi, mình đi quán khác ” Thằng anh hai vuốt ve Mẹ

– Thôi mẹ, quán họ mới mở ra , chắc chưa có đủ người làm ..

– Mẹ nói để họ biết, hai ba người hầu bàn mà đứng lóng ngóng không biết tiếp khách, tới nhận order mà không có giấy bút, tức là chưa biết huấn luyện nhân viên phục vu.

– Mẹ, hồi trước mình mới đi làm, cũng gặp trường hợp y như họ bây giờ đó, mình chưa có kinh nghiệm, không biết cách làm, khách hàng chười mình cũng chịu thôi, bây giờ mình làm tốt, mình thương họ ….

Tôi nhìn cháu vừa thương vừa cảm động, cháu sinh ở đất nước mới nầy, tiếng mẹ đẻ nói không suông, nhưng tâm lành dù ờ nơi nào cũng toả ra như ngọc sáng.

Từ những ngày đến đất mới, chúng tôi được tái sinh, làm việc cật lực để kiếm miếng ăn cuộc sống. Như hạt giống trôi dạt từ phương nào về đây bám đất, mưa gió thuân hoà nẩy mầm đơm nụ kết lá ươm hoa. Lâu lắm rồi, mới có cơ hội ngồi lại với nhau, kể lại khoảng thời gian vất vả mưu sinh, mỗi người đều chứa cả một kho tàng kể hoài không dứt…Chị kể

– Em biết không, cái thằng anh hai, hồi nó còn nhỏ , chị đi làm, ba nó đến đón về, nó muốn ăn Hamburger, ảnh ghé mua ba cái, đàn ông mà, em biết là ảnh đâu có coi lại, về nhà mới thấy chỉ có hai cái thôi, ảnh chở chúng nó trở lại tiệm bảo ” con vô mắng cho nó một trận, tai sao làm ăn cẩu thả, mua ba cái mà đưa có hai, làm mắc công ba phải trờ lại ”

– Rồi cháu có làm vậy không?

– Không, nếu nó làm vậy thì chị đâu có kể cho em nghe làm chi, nó vô gặp nhân viên, gọi ra một góc, nói nho nhỏ cho nó biết ” anh giao thiếu bánh rồi, ba cái chứ không phải hai, tôi trở lại lấy thêm nè.”

– Rồi có lấy được không chị ?

– Có chứ em, còn cho thêm nước ngọt để cảm ơn . Thằng em út ra mách với ba nó, ảnh qua sang hỏi ” tại sao con không mắng nó ?” Thằng anh hai giải thích ” Ba, mình lấy bánh được rồi, mình la mắng nó rủi xếp biết rồi đuổi thì nó mất việc, lấy gì sống ? ” Cái thằng nầy , từ nhỏ nó đã nhân từ như vậy đó em.

Nghe chị kể chuyện, tôi lại nghĩ đến những ” thằng anh hai “, trong gia đình, có đến hơn phân nữa các anh chị em chúng tôi sinh con đầu lòng là trai, điều ngạc nhiên là chúng nó có những đức tính thương người giống nhau đến lạ lùng.

Bạn tôi, người cũng lại có một ” Thằng Anh Hai ” giống nhau như vậy

Niềm hạnh phúc đơn giản, Ơi ! thương quá những ” Thằng anh hai ”

Vũ Thị Thiên Thư

 

Chợ Quê

Chợ quê 

Khi rời khỏi quê hương, mỗi người chúng ta đều mang theo một ít…

Chúng ta mang theo hình ảnh của quê nhà 

mang theo cả chợ quê người mua kẻ bán

dù bắc hay nam

từ Cabramatta Australia Down Under 

 hay Versey New Orleans Louisiana 

Vẫn là 

một gánh quê hương

IMG_2677

Cabramatta Sydney Australia

 

P1170836

Versey New Orleans Louisiana USA

Bánh Kem

P1250166

  Bánh kem 

  Thuở nhỏ, hàng năm trong làng có Hội Kỳ Yên bọn trẻ con gọi giản dị là Lễ Cúng Thần, ngoài các trò chơi thì còn có các cuộc thi Nữ Công Gia Chánh

  Bao nhiêu năm qua, những tưởng chỉ là ký ức, không ngờ đến thăm Sydney Australia vào dịp Lễ Phục Sinh, một lần nữa được đi xem ngày hội với tất cả những hình ảnh chưng bày các sản phẩm nông nhiệp, các cuộc thi hào hứng, và nhất là lại được xem các sản phẩm mỹ  nghệ Nữ Công Gia Chánh : thêu, may, đan, móc, nặn tượng, vẽ tranh, và nhất là những ổ bánh kem thật sinh động , những cánh lá , đài hoa, trông như thật được bàn tay khéo léo tạo thành những hình ảnh thật tuyệt vời 

Cảm ơn những bàn tay, khối óc, trái tim đã  gợi lại trong tôi những kỹ niệm đẹp của ấu thời và cũng đồng thời cho tôi những hình ảnh đẹp khác của Sydney.

Vũ Thị Thiên Thư

 

 

 

Bạch Lan

P1250400

Bạch Lan

   Lâu lắm mới lại thấy Bạch Lan nở , lần nầy bên kia bờ đại dương châu, vùng đất mệnh danh ” Down Under : Australia ” Lần cuối  khi thân sinh với chung trà nóng  trên tay, lặng ngắm hàng ngày, cho đến khi màu hoa trắng lung linh  ẩn hiện dưới ánh sáng nhẹ nhàng, 

  Bạch lan mãn khai 

   Mang theo về từ bên kia đại dương, khi thân sinh vượt hàng nghìn cây số để được nhìn thấy sinh hoạt thường nhật của bầy con ngày nào thơ dại. Chăm sóc, chờ đợi, săm soi cho đến một năm sau…

 

 

Mái ngói năm xưa

thumb_P1240945_1024

   Mái ngói năm xưa

   Hình ảnh từ lâu rồi tưởng sẽ không bao giờ thấy lại. Nền gạch tàu và mái ngói âm dương.

   Những ngày ấu thơ, mỗi  lần về quê ngoại, chúng tôi đến viếng Ông Bà trong căn nhà cổ bên kia sông, căn nhà cửa chấn song, cột gỗ đen bóng, chỉ có hai ông bà vào ra.

   Ngoại là con dâu cả, goá chồng từ thuở ba mươi, một tay nuôi bầy con chín đứa, nhưng bao giờ vẫn gìn giữ nề nếp gia phong. Ngày giỗ ông Ngoại, con cháu các nơi tụ về, Ngoại nhớ từng thói quen ăn uống của tất cả, trên bàn sẽ không thiếu một thứ nào. Ngoại còn sắp sẳn các phần quà để kiến biếu từng nhà, 

    Ông bà Cóc sống thanh tịnh trong căn nhà cổ chúng tôi mang bánh trà đến kiến. Căn nhà rộng thênh thang,  mái lợp ngói âm dương, cửa gài chấn song, nền lót gạch tàu. Trong ký ức tuồi thơ,  căn nhà chứa đầy những bí mật mà chúng tôi luôn luôn tò mò muốn tìm hiểu. Gian chính với bộ tủ thờ cẩn sa cừ đã từ lâu thiếu tay người chăm sóc, hai hàng cột gỗ to tay ôm chưa giáp, chưa kể đến tấm liễn gỗ khắc chữ Nho sơn kim nhủ đã ngã màu. 

   Trên đường qua An Điền, đi tìm lại những con đường đất đỏ, nhìn thấy mái ngói âm dương, nền gạch tàu, những trang ký ức lại mở ra

      Tuổi thơ ơi!, một trời kỷ niệm , mái ngói năm xưa …

   Vũ Thị Thiên Thư

   

Người nhạc sĩ trên Circular Quay

thumb_P1240954_1024

Ngưới nhạc sĩ bản xứ trên Circular Quay 

A didgeridoo [ yidaki ] là một nhạc khí đặc biệt của người Aboriginal

A Clapping Sticks là hai thanh gỗ  giữ nhịp giống như đôi gỗ  phách

Du khách tản bộ  dọc theo Circular Quay trên bến cảng của vùng Vịnh Sydney Úc Châu không thể thiếu hình ảnh của người bản xứ với các  nhạc khí đặc biệt nầy đang trình diễn rất nhiều loại nhạc, Rock and roll, hip hop….

Hoà nhập vào văn minh hiện đại, trên tay của người nhạc sĩ Aborigines đã có chiếc micro và hệ thống phóng thanh lớn như một sân khấu lộ thiên .