Về lại chốn xưa

Về lại chốn xưa

Có bao nhiêu là chốn dừng chân

trong cuộc  hành trình trăm của một đời người

Có bao lần bâng khuâng tưởng nhớ

chốn nơi nào đã đi qua…

điểm nào dừng lại ?

Ngày hôm qua 

đã có bao nhiêu là tiếng cười rộn rã

những chén nâng cùng nhau

trút cho cạn chén tình 

Cảm ơn mảnh đất dung thân

tưởng chừng là mãi mãi 

cảm ơn những vòng tay 

giữ lại cho nhau những thấm tình 

Vũ Thị Thiên Thư

Đi học

 

 Đi học 

   Lên năm, ông Nội dắt vào lớp học khi bầy trẻ nhỏ chunh quanh hãy cón chạy nhảy vui đùa, tắm mưa, thả diều, bắt bướm …Trường học là nổi ám ảnh kinh hoàng của những đứa bé mới cắp sách đến trường. Thầy Cô nghiêm khắc, hình phạt thường xuyên, nhẹ lắm cũng là khẻ tay úp mặt vào tường…

  Đứa ngoại ngày đầu tiên khi đến tuổi cắp sách đến trường, từ rạng ngày, bà và bố mẹ nắm tay chờ bên vệ đường, khi bóng chiếc xe buýt màu vàng vừa ló dạng, hắn vui mừng chân chim tung tăng bườc …

Hắn là đứa bé giàu trí tưởng tượng, hàng tuần hắn luôn dựng lên những mẩu chuyện chunh quanh đề tài do cô giáo đưa ra, lần nào cũng mang giấy báo về với khuôn mặt cười và luôn được bình chọn xuất sắc .

Mẫu giáo qua nhanh , mùa hè qua nhanh…bắt đầu cho hành trình mười hai năm ròng rả, bao nhiêu là thử thách, bao nhiêu điều học hỏi, bấy nhiêu chặng đường sẽ vượt qua …

Vũ Thị Thiên Thư

 

 

Nước chảy xuôi

 

 

Nước chảy xuôi

   Những ngày thơ ấu tung tăng trong sân cỏ theo chân Ba, ngày nắng cháy da hay mưa vuốt mặt, như con chó trung thành  quẩn quanh  …

Ba như cái gạch nối của mọi người. từ đội banh trên sân cỏ cho đến tiếng đàn Mandoline mượt mà hoà theo các bạn trong ban văn nghệ xã nhà .

Bỏ lại thơ ấu , vượt đại dương, mang theo dòng máu giang hồ trong người, niềm mơ ước đi năm châu bốn biển vẫn luân lưu …Đó đâu lạc loài thêm hạt giống yêu thể thao luôn tiềm tàng ẩn hiện …

Bầy cháu nhỏ sinh bên kia bờ đại dương , mấy chốc cũng như cây xanh bám đất đâm chồi . Ông ngoại thắng giải  cuộc chạy đua  Lão niên của hãng Pepsi bảo trợ, thắng cháu Ngoại cũng chung kết thiếu niên Túc cầu

  Đứa cháu Ngoại cuối cùng sinh sau đẻ muộn, chưa bao giờ được ẳm bồng ,  bây giờ cũng ôm banh chạy miết mài trong sân cỏ, chúng bạn đồng đội như những con gà cồ đá độ, anh chàng bé nhỏ như con gà tre, vậy đó nhưng chẳng kém ai, vào sân cũng lòn lách vẽ bóng làm bàn như chuyên nghiệp …

 

Thằng cháu Cóc sinh đúng vào ngày giỗ ba năm của Ông, bây giờ cũng chạy phất cờ trên sân cỏ, lùa bóng theo chân , vẽ vời ghi điểm …

Từ chín tầng mây trắng, ba miệng cười hân hoan … Ơi! Dòng nước chảy xuôi.

Vũ Thị Thiên Thư 

 

 

Con đò bến chợ

 

Con đò bến chợ

Bạn thường xuyên có nhũng chương trình giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn, đọc một mục báo tin ngắn của bạn làm bâng khuâng nhớ lại …

Từ những ngày cặp sách học từng chữ a b, ngày đó Ông dẫn đến trường gởi vào lớp học vỡ lòng . Nhà bên chợ, trường học bên kia sông, con đường của tuổi thơ sao mà dịu vợi… Cây cầu gỗ ngang sông thuở đó đủ cho chiếc xe hơi nhỏ chạy qua, đã bao năm nắng mưa chống chọi một vài mảnh ván đã long đinh. Những ngày mưa dầm, nước lớn, dòng nước chảy xiết dưới chân cầu đủ làm đôi chân nhỏ run rẩy từng bước dò dẫm đi qua.

Ở bến chợ con đò ngang vẫn chở khách sang sông, bạn hàng không phải gồng gánh một khoảng đường dài hơn để đến chợ . Ông lái đò đã bao nhiêu năm với chiếc ghe nhỏ , hai mái chèo phía sau ,ngày nắng mưa bất chấp, nước lớn hay nước ròng, nhịp chèo khoan thai khua nước

Bọn trẻ con đi học từ khi trường làng chỉ có hai lớp học, mái lá vách gỗ sơ sài , nằm khiêm nhượng bên cạnh nhà khói của Đình làng. Con sông chính là mạch máu nuôi nấng ,  hai bên nhà cửa theo tăng trưởng của dân cư mọc lên . Chợ phiên nhóm trước sân Đình đã không còn đủ sức chứa, Làng mở một khu đất bên kia sông lập chợ , xây dựng đồn bót điếm canh.  Con đò bến chợ tự thuở đó nối hai bên bờ , học trò đi qua sông hoàn toàn miễn phí cho cả năm học.

Bọn trẻ con đó đã biến thành Uỷ ban hành chánh xã , nhân viên, công chức…cùng với nhu cầu phát triển, chiếc cầu gỗ đã nối liền hai bên bến đình và bến chợ .

Tôi sinh ra vào thời Đệ Nhất Cộng Hoà , chiếc cầu gỗ long đinh đã bao nhiêu lần thay ván.  Ông Nội chống gậy đứng chỉ huy cho dân phu đóng nẹp, bẻ sắt làm sườn, trộn hồ đổ đà, đúc móng. Chiếc cầu gỗ đã chuyển mình hoá kiếp, bầy em nhỏ không còn bước run rẩy theo tiếng ván trở mình dưới bước chân, chiếc xe hơi nhỏ ung dung lăn bánh …

Đứa trẻ bây giờ tóc trắng như sương, chiếc cầu xi măng Ông Nội xây ngày thơ ấu vẫn đứng thách đố thời gian,  Bao nhiêu năm qua, bao nhiêu lần thay đổi , chiếc cầu nhịp nối của thời gian…

  • Vũ Thị Thiên Thư

Phố cổ Penang Malaysia

 

Phố cổ Penang Malaysia

George town được bảo vệ là đi sản thế giới năm trên đảo Penang của Malaysia . Cảm giác đẩu tiền khi bước vào là  đang lạc vô khu phố Hoa kiều Chợ Lớn của Việt Nam những năm 1960 . Hai bên đường phố song song đối diện nhau, tầng trệt thường là cơ sở buôn bán, tầng trên là nơi cư trú.

Không khí Tết Âm Lịch chưa kịp tan đi thì Tết Nguyên Tiêu đã gởi cửa, , những con đường giăng đầy lồng đèn đỏ thắm, trên khung cửa rực rỡ màn thêu phất phơ tua chỉ vàng,  Các cửa hàng lác đác bán buôn, phần lớn vẫn chưa khai trương , đúng như “ Tháng giêng là tháng ăn chơi…

 

Chiến tranh và Hoà bình

Chiến Tranh và Hoà Bình 

   Ngày cuối cùng trước khi rời Autralia, đi tìm một chút mùa xuân , một chút nắng , một chút hoa …

   Con đường dẫn ra ngoại ô, qua những cánh đồng và vườn cây, khung cảnh thật êm đềm, hai bên đường không còn thấy những căn nhà san sát, những cao ốc nghênh ngang. Đời sống bình dị, không hối hả chạy theo dòng xe cộ, kim đồng hồ. Chúng tôi ngừng lại ăn trưa ở một winery nho nhỏ xinh xinh, mùa chưa đến, những hàng nho còn say giấc ngủ mùa đông. Chung quanh  bãi đậu đã thấy có rất nhiều xe, những tưởng chỉ có chúng tôi lang thang, nhưng khi nhìn thấy có nhiều trẻ em cũng đang theo gia đình đi ngoạn cảnh, thì ra đang là tuần nghỉ của mùa xuân. Khi vào bên trong, nhìn cách trang trí rất đơn giản mỹ thuật. Bất ngờ,  cánh trái của tiền sảnh, bên cạnh những gian hàng bán quà lưu niệm, từng dãy kệ sách đứng song song.            

   Dòng máu của thân sinh vẫn chảy trong từng chúng tôi,  từ những ngày thơ ấu khi hàng tuần, nghe tiếng xe gắn máy vọng về từ xa là đã nôn nao chờ đón, cầm được mấy quyển sách thiếu nhi, truyện bằng tranh là trốn ra vườn sau đọc ngấu nghiến. Khi rời nhà về tỉnh lỵ học tiếp chương trình trung học, có bao nhiêu tiền để dành là đến đóng góp vào các nhà sách. Mua được quyển sách nào cũng tưng tiu bao bìa cẩn thận.

   Không biết là duyên hay nghiệp, nhưng cũng nhờ những gốc cây si cổ thụ trồng trước nhà cô tôi, thuở đó tỉnh lỵ nơi chúng tôi đang tung tăng áo trắng tiểu thơ rất an lành chưa hề nghe tiếng súng,  biết thở không khí chiến tranh .Khi trường Đại Học Hoà Hảo mở cửa cũng là lúc thu hút rất đông sinh viên ghi tên theo học. Những anh sinh viên từ xa về mang theo một luồng gió mới thổi vào đời sống êm ái của tỉnh lỵ. Với tôi, họ mang theo những quyển sách dịch từ các tác giả nổi tiếng trên thế giới mà nhà sách tỉnh lỵ rất hiếm hoi mang vể. Thành phố nhỏ chỉ có hai trường trung học tổng hợp, trong đó Các chị của tôi là những hoa khôi. Các anh sinh viên là những cây si cổ thụ trong sân nhà,  muốn được chuyển lời tới các chị thì phải lo lót cho tôi, thế là tôi có cơ hội được đọc những sách dịch, những báo chí tài liệu của Đại học. War and Peace, Les Miserable, Gone with the wind …. Nhìn những cuốn sách nằm ngay ngắn trên kệ đánh thức lại một thời yêu thương cũ …

Vũ Thị Thiên Thư